Để lắp đặt thành công hệ thống điện năng lượng mặt trời cần trải qua nhiều công đoạn với nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những công việc đó là gì, thực hiện như thế nào. Để biết đượclắp điện mặt trời mái nhà cần những gì, quy trình lắp đặt ra sao, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Lắp điện mặt trời mái nhà cần những gì?
Trước khi lắp điện mặt trời mái nhà, bạn cần xác định được những việc cần làm, những thiết bị cần chuẩn bị. Dưới đây là một số điều bạn cần thực hiện.
– Tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời:Việc tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời mái nhà có liên quan đến công suất của hệ thống. Hệ thống có công suất càng lớn thì chi phí lắp đặt càng cao và ngược lại. Bạn cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm được công suất hệ thống phù hợp, từ đó có thể xác định được chi phí lắp đặt là bao nhiêu.
– Xác định những trang thiết bị, vật tư cần thiết: Các thiết bị, vật tư cho một hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm: tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần Inverter, cáp DC, tủ điện, khung giàn, giá đỡ.
– Xác định công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà:Việc xác định công suất của hệ thống cần dựa vào nhu cầu sử dụng điện của gia đình bạn. Tốt hơn hết bạn nên xem lại hóa đơn tiền điện để xác định được lượng điện năng mà gia đình tiêu thụ trong 1 tháng là bao nhiêu, từ đó có căn cứ để xác định công suất hệ thống phù hợp.
Thông thường, các chuyên gia thường khuyên các hộ gia đình có mức tiền điện dưới 1 triệu đồng thì nên lắp đặt hệ thống có công suất từ 1-3kWp, nếu mức tiêu thụ lớn hơn thì có thể chọn hệ thống 3-5kWp. Đa phần các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng hệ thống có công suất tối đa là 5kWp.
– Đăng ký lắp đặt điện mặt trời:Việc đăng ký lắp đặt điện mặt trời được áp dụng đối với những dự án điện mặt trời nối lưới. Bạn nên đến cơ quan điện lực tại địa phương để được hướng dẫn về các thủ tục cần thiết trước khi lắp đặt.
Sau khi bạn đăng ký, các nhân viên của điện lực sẽ khảo sát, kiểm tra xem việc lắp đặt của gia đình bạn có gây quá tải cho hệ thống không, nếu không thì dự án của bạn sẽ được chấp thuận.
– Đảm bảo rằng mái nhà của bạn đủ điều kiện để lắp đặt pin mặt trời:Dàn pin mặt trời của hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ được lắp trên mái nhà của bạn, do đó mái nhà cần chắc chắn để có thể giữ cho dàn pin mặt trời không bị hư hại, xuống cấp.
Nếu mái nhà không đủ chắc chắn, bạn cần tính đến phương án sửa chữa, nâng cấp mái trước khi lắp đặt điện mặt trời. Việc này nhằm mục đích hạn chế tình trạng mái nhà bị hư hại do mưa bão, việc sửa chữa lại mái sẽ bao gồm cả việc tháo dỡ và lắp đặt lại dàn pin mặt trời, điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
– Lựa chọn đơn vị thi công, lắp đặt điện mặt trời uy tín:Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến hiệu suất tấm pin, sản lượng điện cũng như tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời. Tốt hơn hết, bạn nên lựa chọn những đơn vị có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có thể đồng hành cùng bạn trong suất 25 năm.
Các nhà thầu có uy tín cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn đối với chất lượng các tấm pin mặt trời, biến tần cũng như các thiết bị, vật tư khác. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng đúng kỹ thuật, đảm bảo công suất tối đa của hệ thống và sản lượng điện đạt mức như mong muốn.
2. Quy trình lắp điện mặt trời mái nhà
Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần trải qua một quy trình cần thiết, đảm bảo thực hiện tuần tự để hệ thống được lắp đặt đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả như mong muốn.
Một quy trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà thường trải qua những bước cơ bản dưới đây:
– Bước 1: Khảo sát địa điểm lắp đặt điện mặt trời
Các chuyên gia, kỹ sư của đơn vị nhận thầu sẽ đến tận nhà bạn để khảo sát, đánh giá tình trạng ngôi nhà của bạn có phù hợp để lắp đặt điện mặt trời mái nhà hay không. Các kỹ sư sẽ xem xét tình trạng mái nhà, xem xét bảng điện và dây điện trong gia đinh có cần nâng cấp không, xác định bóng che, hướng lắp đặt phù hợp, xác định mô hình hệ thống điện mặt trời phù hợp…
– Bước 2: Tiến hành ký hợp đồng lắp đặt điện mặt trời
Chủ đầu tư điện mặt trời và đơn vị thi công, lắp đặt sẽ ký hợp đồng lắp đặt điện mặt trời. Trong nội dung hợp đồng sẽ có những điều khoản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, chi phí thi công, các thiết bị, vật tư sẽ được sử dụng trong hệ thống điện mặt trời, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống… Nhìn chung, hợp đồng là ràng buộc pháp lý để hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.
– Bước 3: Tiến hành lắp đặt dàn pin mặt trời
Trước khi lắp đặt tấm pin, các kỹ sư sẽ lắp đặt khung giàn, giá đỡ cho tấm pin mặt trời. Giá đỡ của tấm pin sẽ được gắn trực tiếp vào mái nhà, cố định chúng để đảm bảo sự chắc chắn trước điều kiện thời tiết và các tác động từ bên ngoài.
Sau đó, các tấm pin mặt trời sẽ được gắn lên giá đỡ rồi kết nối với nhau bằng giắc nối MC4 để tạo thành một chuỗi pin mặt trời. Dàn pin mặt trời cũng sẽ được kết nối với biến tần để chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC.
– Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống trước khi vận hành
Các kỹ sư sẽ kiểm tra lại hướng lắp đặt và độ nghiêng của các tấm pin, độ chắc chắn của giá đỡ, kiểm tra giắc nối, biến tấn…. Sau khi đảm bảo các thành phần của hệ thống không có vấn đề gì, hệ thống sẽ được vận hành và đi vào sử dụng.
– Bước 5: Vận hành hệ thống
Công tắc sẽ được bật để mở hệ thống điện mặt trời. Các kỹ sẽ sẽ kiểm tra tình trạng của inverter, đèn hiển thị trên bảng điều khiển, công suất hiển thị….để xác định hệ thống vận hành có ổn không. Nếu xuất hiện đèn Led màu đỏ, màn hình có lỗi thì cần kiểm tra lại các thông số và sửa chữa lại. Sau khi sửa chữa xong, vận hành lại hệ thống và bắt đầu sử dụng.
– Bước 6: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bao gồm các công việc như kiểm tra hiệu suất và vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời, kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vật tư của hệ thống điện, nếu phát hiện có vấn đề thì cần sửa chữa ngay để tránh xảy ra những sự cố nguy hiểm.
– Bước 7: Ký hợp đồng mua bán điện và lắp đặt công tơ điện hai chiều
Với những hệ thống điện mặt trời hòa lưới, sau khi vận hành hệ thống thành công, bạn nên đến cơ quan điện lực để làm hồ sơ mua bán điện. Đồng hồ đo điện hai chiều sẽ được lắp đặt để ghi nhận lại lượng điện năng mà hệ thống điện mặt trời của gia đình bạn đã đẩy ra lưới. Cuối tháng, điện lực sẽ thanh toán tiền cho lượng điện năng được ghi nhận tại đồng hồ đo điện.